Bộ Công thương cho biết,ăngsảnxuấtnhậpkhẩuđểkhôngthiếuđiệncuốinăsieu nhan 9 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt khoảng 2.103 tỉ kWh, tăng 3,35% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 73,9% so với kế hoạch năm 2023 được phê duyệt. Mới đây, EVN có công văn gửi Bộ Công thương báo cáo về kế hoạch đảm bảo cung ứng điện trong những tháng cuối năm.
Theo tính toán của EVN, trong thời gian còn lại của năm nay, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 95,6 - 97,2 tỉ kWh, tăng từ 9,9% - 11,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo đó, Bộ Công thương dự báo cả năm nay, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 281,9 - 283,6 tỉ kWh, tăng khoảng 5,1 - 5,7% so với cùng kỳ năm 2022, đạt từ 99,1 - 99,6% so với kế hoạch năm được duyệt.
Bộ Công thương cũng khẳng định, công tác cung ứng điện trong các tháng còn lại của năm nay về cơ bản sẽ được đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Bộ Công thương cũng đang chỉ đạo EVN và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia xây dựng kế hoạch cung cấp điện 2024 nhằm đảm bảo cao nhất việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt trong năm tới.
Theo EVN, trong tháng 10, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 754,4 triệu kWh/ngày, tăng 7,22% so với cùng kỳ năm 2022 và tiếp tục được tập đoàn này đảm bảo.
Tuy nhiên, EVN tiếp tục kêu gọi người dân, cơ quan công sở, doanh nghiệp sản xuất chủ động sử dụng điện an toàn, tiết kiệm điện vào giờ cao điểm trưa (từ 11 giờ 30 phút - 14 giờ 30 phút), cao điểm tối (từ 20 - 22 giờ); sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ (đặt ở mức 26 - 27 độ C trở lên), sử dụng kết hợp với quạt và không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện có công suất lớn.
EVN đặt mục tiêu trong tháng 10 là vận hành hệ thống điện ổn định, an toàn; tiếp tục huy động cao các nhà máy nhiệt điện. Các nhà máy thủy điện khai thác theo tình hình thủy văn thực tế và định hướng điều tiết tối ưu, mục tiêu tích nước lên mực nước dâng bình thường vào cuối năm.