Một phần trong số tiền còn lại được dùng để tài trợ về kinh tế,ỹvàEUtrấcá an ninh cho những công dân Ukraine đang tị nạn ở Mỹ. Đây là nỗ lực mới nhất của Washington nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ vô thời hạn mà ông Biden đã đưa ra với chính quyền Kyiv. Đề xuất đã được gửi tới quyền Chủ tịch Hạ viện Mỹ Patrick McHenry, song vẫn chưa được xử lý bởi thế bế tắc gây ra do tình trạng thiếu lãnh đạo Hạ viện, sau khi ông Kevin McCarthy bị bãi nhiệm vào đầu tháng này.
Sự ủng hộ dành cho Ukraine cũng được Liên minh châu Âu (EU) tái khẳng định. Theo AFP, trong cuộc gặp với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng ngày 20.10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thống nhất rằng tình hình ở Israel sẽ không thay đổi sự hỗ trợ kiên định của EU về chính trị, tài chính, nhân đạo và quân sự dành cho Ukraine. Các lãnh đạo EU cũng ghi nhận sự tiến bộ của Ukraine trong nỗ lực cải cách để từng bước đủ điều kiện gia nhập liên minh.
Điểm xung đột 21.10: Triều Tiên phản đối Mỹ gửi tên lửa ATACMS cho Ukraine; Mỹ định hình chiến dịch báo thù của Israel?
Trong diễn biến khác, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine, nhất là việc gửi hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), đã vấp phải sự chỉ trích của một số nước. Hãng thông tấn KCNA ngày 21.10 cho biết Đại sứ CHDCND Triều Tiên tại Nga Sin Hong-chol đã lên án quyết định này. Theo ông, ATACMS có tầm bắn lên đến 300 km và có thể bắn trúng mục tiêu trong lãnh thổ Nga. Theo ông Sin, bất kỳ cuộc tấn công nào vào bên trong nước Nga, một cường quốc hạt nhân, đều không có lợi cho hy vọng sớm kết thúc xung đột ở Ukraine, mà ngược lại đây có thể là "chất xúc tác" đẩy toàn bộ châu Âu vào tình trạng xung đột kéo dài vô tận.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng nêu quan điểm tương tự. Ông nhấn mạnh rằng việc Mỹ cung cấp ATACMS cho Ukraine là những "nỗ lực vô ích", theo hãng thông tấn TASS.